Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH




Gạch ốp lát, đá ốp lát là vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhóm sản phẩm Gạch theo QCVN 16;2014/BXD gồm:
- Gạch Betong
- Gạch rỗng đất sét nung
- Gạch đặc đất sét nung
- Gạch Betong khí chưng áp
- Betong bọt khí chưng áp
2.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;
3. Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉđịnh để được tư vấn về sản phẩm;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…) đối với hàng nhập khẩu
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấychứng nhận hợp quy "
- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.
4. Phương thức chứng nhận:
 - Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
 - Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
 - Có thử nghiệm.
5. Thành phần hồ sơ công bố hợp quy gạch ốp, lát:
Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ  tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.Kế hoạch giám sát định kỳ. Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.

****************************************************************************

Viện dẫn văn bản pháp luật về chứng nhận hợp quy cửa sổ, cửa đi

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) ,cụ thể ở đây là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (khoản 1 điều 3 – thông tư số 21/2014/TT-BXD).

Công bố hợp quy là gì?

Công bố hợp quy là việc các tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa của mình phù hợp với những quy chuẩn tương ứng.

Chứng nhận hợp quy Cửa sổ,Cửa đi dựa trên văn bản pháp luật nào?

Dựa trên QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ xây dựng.
Các nhóm hàng hóa thuộc nhóm vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có Cửa sổ, Cửa đi.

Các phương thức chứng nhận hợp quy

Có 2 phương thức chứng nhận hợp quy:
Phương thức 5: Được áp dụng cho các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại chính nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường

Phương thức 7: Được áp dụng với các nhà nhập khẩu cho từng lô hàng trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện cho từng lô sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị cho từng lô sản phẩm

****************************************************************************

ĐIỀU ĐIỆN NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Theo Luật 41/2013/QH13)
Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
c) Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
(Theo Thông tư 21)
1. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII của Thông tư này về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,

****************************************************************************

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng 2 (P3)

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cung cấp liên quan tới sản phẩm, quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Vietcert lập kế hoạch, hoàn thiện hồ sơ để tiến hành đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
Vietcert đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện chứng nhận tại cơ sở.
Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận cho Doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệmn(đối với phương thức 5), hoặc
Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá so với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.

Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
Vietcert xem xét hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
Vietcert hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy theo quy định pháp luật.
Vietcert hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian:
Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
Công bố hợp quy: 30 ngày
****************************************************************************

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón là điều mà các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu phải nắm được, nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu hãy tham khảo các thông tin sau đây:

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN TỰ ĐỘNG VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG:

Căn cứ theo Thông tư 35/2014/TT-BCT về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành thì thủ tục thực hiện bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu tự động theo đường bưu điện tới :
  • Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
  • Văn phòng đại diện Cục Xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến
Thành phần hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu phân bón tự động bao gồm:
  • Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 (hai) bản (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2014/TT-BCT )
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề về kinh doanh phân bón: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
  • Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
  • Hoá đơn thương mại: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
  • Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo Mẫu số 02 và Mẫu số 03 ban hành kèm theo: 01 (một) bản chính Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng nhập khẩu: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  • Trường hợp hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải nhưng phải nộp Báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu của Đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo
Bước 2: Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép nhập khẩu tự động cho thương nhân trong vòng 07 ngày làm việc; trường hợp không cấp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp phép Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ
Bước 4: Giấy phép nhập khẩu tự động sẽ được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký

THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN VỚI CỤC TRỒNG TRỌT – BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:

Căn cứ Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12  tháng 02  năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị bạn cần thực hiện như sau:
Bước 1: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón đến Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm có:
  • Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón
  • Tờ khai kỹ thuật từng loại phân bón
  • Bản sao các giấy:
  • – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
  • – Chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân);
  • – Văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
  • Bản tiếng nước ngoài giới thiệu rõ về Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng; Công dụng, hướng dẫn sử dụng; Các cảnh báo đối với từng loại phân bón xin nhập khẩu; Kèm theo bản dịch đầy đủ sang tiếng Việt, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế
Bước 2: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cục Trồng Trọt sẽ xem xét cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NGOÀI DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM:

Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;Thành phần hồ sơ tương tự như xin giấy phép nhập khẩu bình thường
Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện;
Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục Trồng trọt phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu;
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN ĐỂ KHẢO NGHIỆM:

Đối với nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu.
  • Khi nhập khẩu, trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
  • Hạn mức nhập khẩu dựa trên liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.

NHẬP KHẨU PHÂN BÓN ĐỂ KINH DOANH:

Đối với nhập khẩu phân bón để kinh doanh thì đơn vị cần cần xuất trình thêm các thành phần sau trong bộ hồ sơ:
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp, chỉ xuất trình khi nhập khẩu lần đầu;
  • Bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về chất lượng loại phân bón nhập khẩu (đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính cấp, chỉ xuất trình lần đầu khi nhập khẩu cho mỗi loại phân bón;
  • Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng do tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón trong các nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau cấp
Sau khi tiến hành hoàn thành Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phân bón vô cơ, hữu cơ, nhập khẩu đơn vị bạn vẫn cần phải công bố hợp quy phân bón, đây là yêu cầu theo quy định, đơn vị bạn cần lưu ý thực hiện đúng trình tự đảm bảo đúng pháp luật
****************************************************************************

HỢP QUY THÉP NHẬP KHẨU

Theo thông tư liên tịch Số: 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng
thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
Điều 10. Trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
- Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.
1. Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn phương thức đánh giá sự phù hợp theo lô hàng nhập khẩu:
Việc đánh giá sự phù hợp của lô hàng được thực hiện theo phương thức 7 (Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện. Chi phí cho hoạt động đánh giá sự phù hợp của lô hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 15 Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu lựa chọn theo phương thức đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu:
Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thép được thực hiện theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện, cụ thể:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, chương trình đánh giá và tổ chức thực hiện việc đánh giá trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân  đăng ký và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức chứng nhận, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử thành viên giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận tại nước xuất khẩu của tổ chức chứng nhận. Chi phí cho các thành viên giám sát này do tổ chức chứng nhận bảo đảm, mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
- Thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất theo quy định, gửi thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫu điển hình đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực 03 năm cho tổ chức, cá nhân.
- Kết thúc quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận phải thực hiện việc đánh giá giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường (tại cửa khẩu nhập khẩu) kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất với tần suất không quá 12 tháng/lần. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp.
2. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước nơi tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng của thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Thông tư liên tịch này;
- Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (Packing list); Hóa đơn (Invoice),Vận đơn (Bill of Lading); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O);
- Bản sao (có đóng dấu của tổ chức, cá nhân) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc Chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn của thép nhập khẩu do tổ chức giám định được chỉ định cấp;
- Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, hồ sơ phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương
 b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ” gửi tới tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan.
d) Trường hợp thép nhập khẩu có Giấy tờ không phù hợp với hồ sơ nhập khẩu hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi tới tổ chức, cá nhân  nhập khẩu và cơ quan Hải quan.
3. Cơ quan hải quan căn cứ vào Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa cho tổ chức, cá nhân hoặc xử lý theo quy định tại Luật Hải quan.
Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, phải bổ sung thêm Bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao Giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Sở Công Thương.
****************************************************************************

Tổng số lượt xem trang