Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

SAU 1/7/2019 CÁC CƠ SỞ KHÔNG ĐẠT GMP CHẮC CHẮN PHẢI ĐÓNG CỬA

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông tin, trong hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP.
Khoảng 300 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP
Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.
“Trước đây, chúng ta chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPBVSK mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này”- TS. Nguyễn Thanh Phong nêu thực trạng.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết theo rà soát, sẽ có khoảng hơn 3000 cơ sở sản xuất TPCN phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Ảnh: H.Hải.
Trước đó, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, TPBVSK, tuy nhiên chỉ khoảng 200 - 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.
"Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất", ông Phong khẳng định.
'Loại bỏ' sản phẩm kém chất lượng
Theo ông Phong, đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
"Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt", ông Phong nói.
Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm...
Để đạt chuẩn FMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).
Quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu...
Ông Phong cho biết, trước đây, khi chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.
Nếu không tiến hành chuẩn hóa nhanh sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói... ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường.
"Ngay từ bây giờ chúng tôi vẫn đang tiếp tục rà soát để giảm tỉ lệ sản phẩm không đạt được đưa ra thị trường. Đến ngày 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn sẽ phải đóng cửa, không được phép sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe", ông Phong khẳng định.

Đà Nẵng 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Phòng thử nghiệm Lô 21-22, B1.6, KDC Quang Thành 3B, đường Phạm Văn Ngôn, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Hà Nội Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Hồ Chí Minh Phòng 305, Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hải phòng Số Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Khách sạn Thắng Lợi, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Cần Thơ Số P.20, lô B, Chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Đắc Lắc Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
Vui lòng liên hệ
-          Mr Khải: 0905 786 499

-          Email: vietcert.kinhdoanh67@gmail.com

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ISO 22000

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ISO 22000




Iso 22000 là gì?

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành cuối năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006. ISO 22000 được coi như là một bộ tiêu chuẩn khuôn mẫu có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia chuỗi thực phẩm nhằm tạo ra hệ thống an toàn thực phẩm để cung cấp những sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.




Tại sao phải xây dựng tiêu chuẩn Iso 22000?

Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng



Các yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn Iso 22000

Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…


Xem Thêm: >>> HACCP LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI ÁP DỤNG HACCP?


Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.

Trân trọng cám ơn.

================================
------------------

Ms. Trang
Hotline: 0903 502 099
Mail: vietcert.kinhdoanh36@gmail.com


Tổng số lượt xem trang