Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Vietcert





Vietcert làTổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến quý Công ty dịch vụ Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm sau:

 
Chứng nhận đối với sản phẩm thiết bị điện - điện tử: ấm đun điện, quạt điện, dây điện, máy sấy tóc,....
Chứng nhận đối với sản phẩm thép nhập khẩu và sản xuất theo Thông tư 44/LT-BCT-BKHCN

Chứng nhận đối với lĩnh vực hệ thống quản lý phù hợp các tiêu chuẩn ISO 9001/ TCVN ISO 9001; ISO 14001/TCVN ISO 14001; ISO 22000/TCVN ISO 22000; 
HACCP

Chứng nhận sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế phù hợp với VietGAP trong lĩnh vực nông nghiệp như: Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò sữa, ong; Trồng trọt rau quả, cà phê, chè búp, lúa.
Chứng nhận hợp quy phân bón theo thông tư số  36 /2010/TT-BNNPTNT như: Phân NPK, Phân Urê; Supe lân; Phân lân nhập khẩu; DAP, phân lân nung chảy; Phân hữu cơ; Phân hữu cơ sinh học; Phân hữu cơ khoáng; Phân hữu cơ vi sinh; Phân vi sinh vật; Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng; Các loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến  từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
 
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Cao su thiên nhiên SVR phù hợp tiêu chuẩn TCVN 3769:2004; Latex cao su thiên nhiên cao đặc. Các loại ly tâm hoặc kem hóa được bảo quản bằng amoniac phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6314:2007.
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Ống bê tông cốt thép thoát nước phù hợp Tiêu chuẩn TCXDVN 372:2006, ASTM C76M; Cột điện bê tông cốt thép li tâm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5847:1994; Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước TCVN 7888:2008;
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Gạch bê tông tự chèn phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6476:1999; Gạch Block bê tông TCVN 6477:2011; Gạch xi măng lát nền phù hợp Tiêu chuẩn TCVN 6065:1995; Bê tông nhẹ - Blốc bê tông khí chưng áp (ACC) TCVN 7959:2011; Gạch rỗng, gạch đặc đất sét nung phù hợp tiêu chuẩn TCVN 1450:2009, TCVN 1451:2009;

 
Chứng nhận hợp quy sảnphẩm Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà phù hợp quy chuẩn QCVN 01-10:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-11:2009; Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn phù hợp quy chuẩn QCVN 01-12:2009; Thức ăn cho bê và bò thịt phù hợp quy chuẩn QCVN 01-13:2009; Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp quy chuẩn QCVN 01-77:2011;.....

 
Chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix Vitamin phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3142:1993, Thức ăn bổ sung cho chăn nuôi Premix khoáng vi lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3143:1993, Thức ăn chăn nuôi Khô dầu lạc phù hợp với TCVN 4585:2007, Thức ăn chăn nuôi dạng viên nhỏ bổ sung vitamin E phù hợp với TCVN 4803:1989.

Kiểm tra và xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhập khẩu.
 Chứng nhận hợp quy sản phẩm thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

 
Chứng nhận hợp quy đối với Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
 Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Với đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành được đào tạo trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho Quý công ty dịch vụ chứng nhận vượt trội.

Với đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành được đào tạo trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng. Chúng tôi cam kết mang đến cho Quý công ty dịch vụ chứng nhận vượt trội.
****************************************************************************

CÔNG BỐ PHỤ HỢP QUY PHỤ GIA THỰC PHẨM

CÔNG BỐ PHỤ HỢP QUY PHỤ GIA THỰC PHẨM
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm là quy định bắt buộc của Bộ Y Tế nằm trong thông tư số 19/2012/TT-BYT đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
MỘT SỐ CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY
QCVN 4-1:2010/BYT Chất điều vị
QCVN 4-2:2010/BYT Chất làm ẩm
QCVN 4-3:2010/BYT Chất tạo xốp
QCVN 4-4:2010/BYT Chất chống đông vón
QCVN 4-5:2010/BYT Chất giữ màu
QCVN 4-6:2010/BYT  Chất chống oxy hóa
QCVN 4-7:2010/BYT Chất chống tạo bọt
QCVN 4-8:2010/BYT Chất ngọt tổng hợp
QCVN 4-9:2010/BYT  Chất làm rắn chắc
QCVN 4-10:2010/BYT  Phẩm màu
QCVN 4-11:2010/BYT Chất điều chỉnh độ acid
QCVN 4-12:2010/BYT Chất bảo quản
QCVN 4-13:2010/BYT Chất ổn định
QCVN 4-14:2010/BYT  Chất tạo phức kim loại
QCVN 4-15:2010/BYT  Chất xử lý bột
QCVN 4-16:2010/BYT Chất độn
QCVN 4-17:2010/BYT Chất khí đẩy
QCVN 4-18:2010/BYT Nhóm chế phẩm tinh bột
QCVN 4-19:2010/BYT Enzym
QCVN 4-20:2010/BYT Chất làm bóng
QCVN 4-21:2010/BYT Chất làm dày
QCVN 4-22:2010/BYT Chất nhũ hóa
QCVN 4-23:2010/BYT Chất tạo bọt

QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA THỰC PHẨM
Tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục pháp lý trong quá trình công bố
Xem xét, đánh giá, sửa đổi các tài liệu do khách hàng cung cấp để hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật
Tiến hành xét nghiệm, đánh giá và rút ra kết quả
Xây dự hồ sơ công bố và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Theo dõi, giải quyết nếu hồ sơ xảy ra lỗi
Nếu thành công thì nhận chứng nhận và gửi cho khách hàng
HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA THỰC PHẨM
Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bản thông tin chi tiết sản phẩm và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000
Kế hoạch kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm
Nếu quý khách có nhu cầu công bố hợp quy phụ gia thực phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
****************************************************************************

GIÁM ĐỊNH THÉP NHẬP KHẨU

Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật. Được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định là đơn vị chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đầu tiên và duy nhất hiện nay
Trong thời gian qua, một số đối tượng đã lợi dụng sự thông thoáng trong quy trình thủ tục hải quan để thực hiện hành vi gian lận thương mại, buôn lậu. Để ngăn chặn hiện tượng này, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC (Thông tư 38)  lần này sẽ bổ sung nhiều nội dung mới quy định chặt chẽ hơn.
Xác minh khi khai bổ sung
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, quy định hiện hành chưa có nội dung quy định về việc khai bổ sung trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng. Trên thực tế, có hiện tượng các đối tượng buôn lậu lợi dụng quy định về việc khai bổ sung để cố tình khai sai tên hàng, mã số, chủng loại, số lượng để trốn tránh nghĩa vụ thuế, trốn thực hiện các chính sách mặt hàng và phân luồng. Nếu cơ quan Hải quan thực hiện việc chuyển luồng tờ khai hải quan hoặc có thông tin về việc các cơ quan quản lý nhà nước khác phối hợp kiểm tra thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai bổ sung nhằm hợp thức hóa cho hành vi gian lận, buôn lậu. Do vậy, cần quy định biện pháp xác minh để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh nghiêm chỉnh và ngăn chặn doanh nghiệp lợi dụng quy định để thực hiện hành vi buôn lậu.
Để đảm bảo công bằng trong kinh doanh và thực thi pháp luật, ban soạn thảo dự kiến bổ sung quy định riêng về việc khai bổ sung trong những trường hợp khai báo thay đổi toàn bộ tên hàng, bổ sung thêm mặt hàng mới trong khai báo. Cụ thể, những trường hợp đúng là gửi nhầm, gửi thừa thực sự và được hai bên thoả thuận chấp nhận sẽ được chấp nhận khai bổ sung khi đã xác minh; những trường hợp không chứng minh được đó là gửi nhầm, gửi thừa và cơ quan Hải quan có căn cứ xác định hành vi gian lận, buôn lậu sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hạn chế hủy tờ khai hải quan
Tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư 38 quy định, một số trường hợp cơ quan Hải quan sẽ tự hủy tờ khai khi quá hạn 15 ngày mà người khai hải quan chưa có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan hoặc chưa thực hiện thủ tục kiểm tra hải quan với cơ quan Hải quan. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, trên thực tế, lợi dụng quy định này, một số doanh nghiệp sau khi mở tờ khai hải quan, biết kết quả phân luồng đã cố tình không nộp chứng từ hoặc xuất trình hàng hoá có khả năng vi phạm (khai sai, khai không đúng…) để cơ quan Hải quan kiểm tra mà chờ tờ khai hết hạn hiệu lực để mở tờ khai mới; hoặc đi đăng ký tờ khai mới ngay và để tờ khai cũ tự hết hiệu lực. Như vậy, việc huỷ tờ khai cũ cũng đã giúp doanh nghiệp hợp thức hoá được hành vi gian lận.
Bên cạnh đó, văn bản hiện hành chưa có quy định về việc hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai, chưa hoàn thành thủ tục hải quan nhưng có nhu cầu tái xuất. Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, dự kiến sửa Khoản 13 Điều 1 Thông tư 38 về việc hủy tờ khai hải quan theo hướng sẽ không phân biệt trường hợp cơ quan Hải quan hủy hay do đề nghị của doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp tự tuân thủ. Theo đó, hủy tờ khai đối với tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu mà không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
Đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hủy tờ khai XK quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế nhưng chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ nhưng người khai hải quan chưa xuất trình hồ sơ hải quan hoặc hoàn thành thủ tục hải quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa phải kiểm tra hồ sơ và phải kiểm tra thực tế nhưng chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cơ quan Hải quan kiểm tra.
Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố; tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào hoặc chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập; khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại mục 3 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này và hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát hải quan.
Siết chặt quy định đưa hàng về bảo quản
Hiện tại, việc đưa hàng về bảo quản được thực hiện trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm bảo quản hàng hoá, không quy định cụ thể các điều kiện cần đáp ứng về khu vực lưu giữ hàng hoá đưa về bảo quản. Trên thực tế đã phát sinh một số trường hợp vi phạm như: Hàng hoá đang trong quá trình bảo quản đã được đưa vào tiêu thụ; Hàng hóa đã có kết quả nhưng chưa làm tiếp thủ tục hải quan để thông quan đã đưa vào tiêu thụ; Không bảo quản đúng địa điểm đã đăng ký; Địa điểm đã đăng ký không đảm bảo điều kiện giám sát hải quan…
Để hạn chế những bất cập nêu trên, dự kiến nội dung sửa đổi lần này theo hướng: Cơ quan Hải quan cho phép đưa hàng về địa điểm khác để kiểm tra hoặc đưa hàng hàng về bảo quản khi đáp ứng được các điều kiện. Cụ thể, đối với trường hợp đưa về địa điểm khác để kiểm tra theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành trong đó có nêu rõ địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu; Địa điểm kiểm tra chuyên ngành là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.
Đối với trường hợp đưa hàng về bảo quản theo đề nghị của người khai hải quan: Đề nghị đưa hàng về bảo quản trong đó có nêu rõ địa điểm đưa hàng về bảo quản gửi qua hệ thống. Địa điểm bảo quản hàng hóa của người khai hải quan phải được Tổng cục Hải quan kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện giám sát; Sau khi đưa về đến địa điểm phải thông báo cho cơ quan Hải quan thời gian hàng hóa đã về đến địa điểm bảo quản qua hệ thống; Trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa có khả năng không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì không cho đưa hàng về bảo quản; Lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp sẽ không được đưa về bảo quản nếu lô hàng hiện tại chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành…
Để được tư vấn các thắc mắc hiện nay vui long liên hệ Mr – Tưởng: 0905 849 007 để được giải đáp các thử tục hải quan.
Chúng tôi chuyên giám định tất cả các mặt hàng sản xuất, nhập khẩu
  1. Chng nhn hp quy đin, đin t
  2. Chng nhn hp quy đ chơi tr em
  3. Chng nhn hp quy phân bón
  4. Chng nhn hp quy thuc bo v thc vt
  5. CHỨNG NHẬN THÉP THÔNGTƯ 58
  6. CHỨNG NHẬN HỢP QUYTHÉP
7.    Giám định chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng
8.    Giám định chất lượng nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi
9.    Giám định thực phẩm nhập khẩu
10.  Giám định chất lượng khăn giấy nhập khẩu
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,

****************************************************************************

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

ĐIỀU ĐIỆN NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(Theo Luật 41/2013/QH13)
Điều 67. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó mà không cần giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân phải có giấy phép khi nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;
b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
c) Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
(Theo Thông tư 21)
1. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
1. Hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII của Thông tư này về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm Thuốc bảo vệ thực vật hợp quy đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
****************************************************************************

Công bố hợp quy các sản phẩm sữa dạng bột

Công bố hợp quy các sản phẩm sữa dạng bột là điều bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh mặt hàng này nhằm đảm bảo đúng quy định ban hành và đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm lẫn sức khỏe người tiêu dùng.

CÔNG BỐ HỢP QUY CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG BỘT

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.
Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
Các sản phẩm sữa dạng bột, bao gồm sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Các sản phẩm sữa dạng bột được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại QCVN 5-2/2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột. Về thủ tục, hồ sơ tương tự như những sản phẩm nằm trong Danh mục các thực phẩm phải công bốchất lượng cũng như công bố thực phẩm.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết chúng tôi cung cấp cho mọi người cùng tham khảo, ngoài ra quý khách muốn biết thêm thông tin chi tiết những mảng công bố thực phẩm, hợp quy vật liệu xây dựnghợp quy phân bónhợp quy tiếp xúc thực phẩm thì hãy liện hệ: Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
****************************************************************************

DIỄN ĐÀN CÔNG NHẬN QUỐC TẾ IAF

DIỄN ĐÀN CÔNG NHẬN QUỐC TẾ IAF


Giới thiệu về IAF
Công nhận là một hoạt động đánh giá độc lập các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo các tiêu chuẩn được công nhận để đảm bảo tính công bằng và năng lực của họ. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, chính phủ, bên môi giới, người tiêu dùng có thể tin tưởng vào kết quả kiểm tra và hiệu chuẩn, báo cáo thanh tra cùng các chứng nhận mà tổ chức đó cung cấp.
Các tổ chức công nhận được thành lập tại nhiều quốc gia với mục đích chính là đảm bảo các tổ chức chứng nhận sự phù hợp được giám sát bởi một tổ chức có thẩm quyền.
Các tổ chức công nhận, được đánh giá đủ năng lực bởi các tổ chức tương đương, đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia, qua đó tạo nên một khung hỗ trợ mậu dịch quốc tế nhờ xóa bỏ các rào cản kỹ thuật.
Những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp được Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum - IAF) quản lý, còn những thỏa thuận về công nhận thanh tra và phòng thí nghiệm được Tổ chức công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC) quản lý. Cả hai tổ chức IAF và ILAC hợp tác với nhau cùng nỗ lực thúc đẩy công nhận và đánh giá sự phù hợp trên toàn thế giới.
Vai trò của IAF
IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản. Mục đích thứ nhất là đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho các tổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích. Mục đích thứ hai là thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangements - MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
MLA góp phần tăng sự tự do mậu dịch quốc tế thông qua việc loại trừ các rào cản kỹ thuật để giao thương. Diễn đàn IAF hoạt động nhằm tìm ra phương thức hiệu quả nhất để đạt được một hệ thống duy nhất cho phép các công ty có chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được công nhận ở một nơi nào đó trên thế giới cũng được công nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mục tiêu của MLA chính là nhằm bao quát tất cả các tổ chức công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới, nhờ đó loại bỏ được nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cũng cấp ở mỗi quốc gia mà họ bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Chứng nhận một lần - được chấp nhận ở mọi nơi.
Lợi ích của IAF MLA là gì?
Các tổ chức công nhận trên toàn thế giới, đã được đánh giá đủ năng lực bởi các tổ chức tương đương đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia.
Mục đích của bản thỏa thuận, Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF, là nhằm đảm bảo các tổ chức công nhận đã ký bản thỏa thuận MLA cùng công nhận, và sau đó là đảm bảo chứng nhận được công nhận được chấp nhận ở bất kỳ thị trường nào dựa trên một hoạt động công nhận.
Đối với chính phủ - IAF MLA đem lại một khung chắc chắn, đáng tin cậy cho chính phủ, giúp phát triển và đẩy mạnh thỏa thuận giao thương quốc tế song phương và đa phương giữa các chính phủ. Mục đích lâu dài chính là giúp các chứng nhận được công nhận, bao gồm cả các chứng chỉ được cấp ở các quốc gia khác được công nhận và chấp nhận sử dụng bởi cả các ngành công nghiệp công và tư nhân. Bằng cách này, mục tiêu tự do thương mại của “chứng nhận một lần – được chấp nhận ở mọi nơi” sẽ được hiện thực hóa.
Đối với Cơ quan quản lý – IAF MLA đại diện cho một “dấu chứng nhận phê duyệt” được công nhận trên toàn thế giới giúp chứng minh sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu đã được thỏa thuận. Do đó, rủi ro được giảm thiểu vì các quyết định đều dựa trên những chứng chỉ đáng tin cậy. Rất nhiều cơ quan, chẳng hạn như các cơ quan của chính phủ, đã nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình công nhận đáng tin cậy được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Sự công nhận và IAF MLA giúp các cơ quan quản lý đáp ứng được trách nhiệm pháp định của họ thông qua việc cung cấp một hệ thống được công nhận trên toàn cầu để chấp nhận chứng nhận được công nhận.
Đối với doanh nghiệp - IAF MLA đem lại sự niềm tin lớn hơn cho các doanh nghiệp mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ về chất lượng ổn định. Do đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp từ những nơi xa hơn và biết rằng họ sẽ nhận được những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn một tiêu chuẩn được công nhận.
Đối với Các nhà sản xuất – Có sản phẩm được đánh giá và chứng nhận tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định giúp các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ trở nên khác biệt với các nhà cung cấp ít uy tín hơn, nhờ vậy mà tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
IAF MLA đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, chi tiết kỹ thuật và phương pháp đánh giá sự phù hợp đều giống nhau, cho phép một chứng chỉ hay một chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới. Việc này sẽ giúp giảm chi phí chứng nhận công nhận và giảm rủi ro sản phẩm hay dịch vụ bị đối tác quốc tế từ chối.
Đối với người tiêu dùng – Có thể có được niềm tin của người tiêu dùng với những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ có dán nhãn hay có chứng nhận sự phù hợp. IAF MLA đảm bảo những dịch vụ và hàng hóa như vậy có mặt trên thị trường, dù được sản xuất tại quốc gia nào, đều đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Thành viên IAF
Tất cả các tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng, sản phẩm, dịch vụ, con người, hệ thống quản lý môi trường các chương trình tương tự chứng nhận sự phù hợp đều có thể trở thành thành viên của Diễn đàn công nhận quốc tế IAF.
Các tổ chức này phải tuyên bố tham gia Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF công nhận các công nhận của các thành viên khác tương đương với công nhận của chính họ. Thành viên Hiệp hội IAF là các tổ chức hay hiệp hội đại diện cho một nhóm tương tự các tổ chức trên toàn thế giới, trong cùng một lĩnh vực hay cùng một khu vực. Các tổ chức đó kết hợp với các chương trình cùng các Thành viên tổ chức công nhận IAF hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của IAF.
****************************************************************************

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Chứng nhận phân bón – 0905 327679 Ms Thủy

Chứng nhận phân bón – 0905 327679 Ms Thủy

Kính gửi: Quý khách hàng,
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy- Vietcert xin gửi tới Quý Khách hàng lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép hoạt động theo Giấy chứng nhận số 33/CN với chức năng nhiệm vụ chính: Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp Quy chuẩn Kỹ thuật; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000HACCP.
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trân trọng gởi đến Quý Đơn vị dịch vụ :
TCVN 4440-87 - SUPE PHÔT PHÁT ĐƠN Simple superphosphate
TCVN 4296-86 - QUẶNG APATIT Yêu cầu kỹ thuật Apatit ore Technical requirements
TCVN 180-86 - QUẶNG APATIT Phương pháp thử Apatit ore Methods of test
TCVN 2619-1994 - URÊ NÔNG NGHIỆP YÊU CẦU KỸ THUẬT Urea for agriculture Technical requirements
TCVN 4853-89 - PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định thành phần cỡ hạt Mineral fertilizer Method for determination of grainaire analysis
TCVN 4852-89 - PHÂN KHOÁNG Phương pháp xác định độ bền tĩnh của các hạt Mineral fertilizer Method for determination of granules static strength
TCVN 6167:1996 - Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan Phosphat-solubilíing microbial fertilizer
TCVN 2620-1994 - URÊ NÔNG NGHIỆP PHƯƠNG PHÁP THỬ Urea for agriculture Method of test
TCVN 6169:1996 - Phân bón vi sinh vật - Thuật ngữ Microbial fertilizer - Terms
TCVN 6168:1996 - Phân bón vi sinh vật giải xenluloza Cellulose-degraing microbial fertilizer
78:2011
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hoặc muốn biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cung cấp các dịch vụ:
----------
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Ms Thủy - Phụ trách kinh doanh
Mobi.: 0905 327 679


Tổng số lượt xem trang