Ngày 30 tháng 9 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ đã có Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử(QCVN 04:2009/BKHCN), theo đó, thiết bị điện và điện tử chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận phù hợp với QCVN 04:2009/BKHCN. Thông tư này có hiệu lực hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đối với bàn là điện; lò vi sóng; lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động); dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V; dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ pha chè hoặc cà phê; máy sấy khô tay. Cho nên việc chứng nhận hợp quy dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng là bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng
Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-74:2005 (IEC 60335-2-74:2002) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện. Theo các quy định thực hiện chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử thì việc Công bố chứng nhận hợp quy dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng là hoàn toàn bắt buộc có hiệu lực theo thông tư từ 01/01/2011.
Nằm trong nhóm các thiết bị điện điện tử cho nên hồ sơ công bố cũng tương tự Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện – điện tử tại đây.
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký hợp quy còn gọi là công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào về Chứng nhận hợp quy dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng nói riêng cũng như Chứng nhận hợp quy sản phẩm thiết bị điện điện tử nói chung. Ngoài ra các bạn còn có thể xem các bài viết khác về các sản phẩm trong cùng chuyên mục.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét