Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

QUY TRÌNH CHỨNG NHÂN HACCP - 0905527089

 QUY TRÌNH CHỨNG NHÂN HACCP - 0905527089

HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.
  
Hiện tại, các nhà lập pháp, nhà chức trách và các chuyên gia thực phẩm  đều có chung quan điểm rằng một hệ thống HACCP chính thức, cấu trúc rõ ràng là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc chế biến và xử lý thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm.  Đã có những tài liệu chứng minh rất rõ ràng rằng sự bùng phát của những căn bệnh do thức ăn gây ra không chỉ hủy hoại cuộc sống của con người  mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình  kinh doanh và kinh tế các nước. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người trên thế giới bị ngộ độc thực phẩm và các công ty thực phẩm phải trả hàng triệu đô la tiền bồi thường, đồng thời hứng chịu những thiệt hại không thể đo đếm được về danh tiếng kinh doanh của mình. 

Chứng nhận HACCP
hệ thống được các tổ chức như Dịch vụ điều tra an toàn thực phẩm của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) và Ban quản lý thực phẩm, dược phẩm (FDA)  tuân thủ, là một hệ thống khoa học giúp kiểm soát quá trình để loại bỏ các mối nguy tại các khu vực trọng yếu trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm.
 
 HACCP góp phần ngăn ngừa thực phẩm nhiễm độc trong quá trình cung ứng thực phẩm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, có 7 nguyên tắc cần phải tuân thủ:
·          Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị một danh sách các bước trong quá trình có thể có những mối nguy hiểm lớn và trình bày các phương pháp phòng ngừa.
·          Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (viết tắt là CCPs)
·          Thiết lập các giới hạn tới hạn cho CCPs
·          Thiết lập các yêu cầu theo dõi. Thiết lập các quy trình để sử dụng các kết quả trong việc theo dõi nhằm điều chỉnh quá trình và duy trì kiểm soát.
·          Thiết lập các hành động khắc phục. Các hành động được tiến hành khi theo dõi thấy có sự sai lệch so với giới hạn tới hạn đã được thiết lập.
·          Thiết lập các quy trình kiểm tra. Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ hiệu quả giúp lập tài liêu về hệ thống HACCP.
·          Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ trong quá trình kiểm tra.
Những yêu cầu HACCP được Ủy ban Codex, Liên minh Châu Âu, Canada, Úc, NewZealand và Nhật Bản công nhận, sẽ áp dụng cho khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản, cửa hàng tạp phẩm, nhà hàng, và các khu chế biến và xử lý thực phẩm khác.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng số lượt xem trang